ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ BẰNG KÍNH TIẾP XÚC BAN ĐÊM ORTHO-K

Cận thị đã trở nên phổ biến hơn đáng kể trong 30 năm qua, theo thống kê hiện tại có khoảng 2,6 tỷ người trên troàn cầu mắc cận thị chiếm hơn 1/3 tổng dân số thế giới. Theo một vài nghiên cứu gần đây của các chuyên gia, ước tính đến năm 2050, 50% dân số sẽ mắc cận thị, tức khoảng 4,9 tỉ người. Những con số này cho thấy cận thị là một vấn đề khá nghiêm trọng trên toàn cầu, có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam, có khoảng 3 triệu trẻ em mắc các tật khúc xạ ( cận thị, viễn thị, loạn thị ). Ở một số trường học tại nội thành tỉ lệ mắc tật khúc xạ 50% đến 70%. Đây thực sự là một tình trạng đáng báo động bởi con số này ngày càng tăng cao.

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị tật khúc xạ: đeo kính gọng, kính tiếp xúc mềm vào ban ngày, kính tiếp xúc cứng vào ban đêm hoặc phẫu thuật tật khúc xạ. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung chủ yếu nói về kính tiếp xúc cứng Ortho-K một trong những phương pháp kiểm soát vấn đề cận thị hiệu quả nhất hiện nay.

  1. ORTHO-K là gì?

Ortho-K là công nghệ điều chỉnh hình dạng giác mạc bằng kính tiếp xúc cứng đeo vào ban đêm trong lúc ngủ trung bình từ 6 đến 8 giờ mỗi đêm, làm giảm và khử độ cận thị, nhờ thế ban ngày sẽ giúp hạn chế sự phụ thuộc của kính gọng và kính tiếp xúc mềm.

Ortho-K là phương pháp điều trị cận thị, viễn thị và thậm chí loạn thị từ nhẹ đến nặng tạm thời, an toàn, không phẫu thuật, có thể ngưng điều trị khi không muốn tiếp tục điều trị, và độ cận thị sẽ trở lại như trước khi đeo kính điều trị. Chất liệu kính cứng có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho giác mạc và đủ chắc chắn để định hình giác mạc.

  1. ORTHO-K dành cho ai?

Phương pháp này có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt những người mắc tật khúc xạ mà công việc đòi hỏi không mang kính nhưng muốn có giải pháp không xâm lấn, những người đang đeo kính áp tròng muốn tìm giải pháp thay thế vì mắt quá khô.

Ortho-K có thể điều chỉnh độ cận thị từ -0,75D đến -10.0D kèm hoặc không kèm độ loạn thị từ 3D trở xuống.

Trẻ em dưới 18 tuổi chưa đủ độ tuổi để phẫu thuật.

Người chưa có tiền sử phẫu thuật cận thị hoặc các loại phẫu thuật mắt khác.

Người không có các bệnh lý bề mặt nhãn cầu.

Có thời gian tái khám, theo dõi.

  1. Ưu điểm của kính Ortho-K.
  • Thị lực được cải thiện mà không cần phải mang kính gọng hay kính tiếp xúc suốt cả ngày
  • Thị lực cải thiện trong vài ngày hay vài tuần sau khi sử dụng kính Ortho-K tùy thuộc vào độ khúc xạ ban đầu.
  • Cách sử dụng nhanh chóng, dễ dàng, an toàn và hiệu quả
  • Thuận tiện, thoải mái và có thể ngưng sử dụng bất cứ khi nào bạn muốn
  • Có thể thực hiện trên cả trẻ em và người lớn
  • Đáp ứng nhu cầu công việc đòi hỏi không mang kính như: phi công, cảnh sát, diễn viên, vận động viên chuyên nghiệp…
  • Lựa chọn tối ưu cho người không thích mang kính gọng và không muốn phẫu thuật hoặc không phù hợp với phẫu thuật
  • Sử dụng đơn giản, hiệu quả tối ưu

Ưu điểm của Ortho-K so với phẫu thuật cận thị:

  • Không can thiệp lấy đi các tế bào và mô của giác mạc
  • Có thể ngăn chặn cận thị tiến triển.
  1. Nhược điểm của kính Ortho-K.
  • Phải thường xuyên tái khám và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng kính để đảm bảo sức khỏe mắt luôn tốt
  • Phải duy trì việc đeo kính thường xuyên hoặc giác mạc sẽ tái trở lại hình dạng ban đầu, độ cận thị sẽ trở lại như cũ
  • Hiệu quả của kính khác nhau ở mỗi người
  1. Cách sử dụng kính Ortho-K.

Tại Bệnh viện Mắt Hà Đông, chúng tôi trang bị hệ thống trang thiết bị mới nhất : máy chụp bản đồ giác mạc kỹ thuật số hiện đại, máy đo các thông số bề mặt giác mạc để có thể lựa chọn kính phù hợp cho bạn và mang lại hiệu quả điều trị Ortho-K tốt nhất.

Để đạt hiệu quả của kính tiếp xúc cứng Ortho-K, bạn nên tuân thủ các bước sử dụng kính như sau:

Thời gian mang kính từ 6 – 8 tiếng mỗi đêm và nên đeo trước khi đi ngủ khoảng 15 phút. Không nên đeo và tháo lắp kính trước bồn rửa tay để tránh rơi kính và trôi theo lỗ thoát nước.

Rửa tay sạch bằng xà phòng và lau khô trước khi đeo kính.

          Đặt kính lên đầu ngón trỏ tay thuận. Chú ý kiểm tra đặt đúng chiều của kính.

          Nhỏ 1 giọt nước bôi trơn vào lòng kính.

          Hai mắt mở to nhìn vào gương. Dùng ngón tay trỏ kéo giữ nhẹ mi trên, đồng thời dùng ngón giữa tay phải kéo mi dưới xuống sau đó nhẹ nhàng đặt kính vào mắt.

          Thả nhẹ hai mi mắt, chớp mắt và nhắm lại vài giây, nhìn vào gương kiểm tra lại chắc chắn kính đã ở giữa tròng đen.

          Đổ bỏ nước ngâm kính và để khay ngâm kính khô tự nhiên.

          Khi tháo kính: Rửa sạch tay bằng xà phòng, nhỏ nước mắt nhân tạo vào hai mắt.

          Hai mắt mở to nhìn vào gương. Dùng ngón tay trỏ kéo giữ nhẹ mi trên, đồng thời dùng ngón giữa tay phải kéo mi dưới xuống sau đó áp đầu que lấy kính vào giũa hoặc 2/3 dưới tròng đen nhẹ nhàng lấy kính ra.

Cầm vuốt nhẹ lấy kính khỉ que, đặt kính vào khay ngâm kính, cho nước ngâm kính vào ngập kính, đặp nắp khay ngâm kính.

          Trong quá trình sử dụng, nếu mắt có các dấu hiệu như đỏ, đau nhức, cộm xốn, chảy nước mắt, có ghèn (nhử), khô mắt, nhạy cảm ánh sáng, nhìn mờ bất thường … bạn nên tháo kính và đến kiểm tra ngay với Bác sĩ chuyên khoa.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua số ĐT: 02433825059 để được tư vấn!

Sưu tầm và biên soạn: Bs. Lê Thúy Ngân

Bài viết liên quan

LỄ KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5 VÀ CUỘC THI ẢNH “NÉT ĐẸP NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN MẮT HÀ ĐÔNG”

Ngày 12-5 hàng năm được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới (ICN) chọn làm Ngày …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *